Pages

Ads 468x60px

Powered by Blogger.

Featured Posts

Sunday, 17 June 2018

Nghề lập trình viên công nghệ thông tin cần biết những điều này

Nếu bạn rất thích những ứng dụng phần mềm trên smartphone hay những ứng dụng trên laptop. Hơn nữa bạn muốn tìm hiểu cách thức hoạt động và nhiều thứ về phần mềm đó. Có những ý muốn tìm hiểu trên là bạn đang có đam mê với nghề lập trình. Lập trình viên công nghệ thông tin hiện đang là một nghề hot và muốn theo nghề này bạn cần biết những gì? Tham khảo những chia sẻ dưới đây nhé.

Công việc của lập trình viên

Những ứng dụng yêu thích trên điện thoại thông minh, trò chơi máy tính, hay những chương trình quản lý…  đều là những tiện ích mà bạn sử dụng và nhìn thấy hàng ngày. Đó chính là sản phẩm của lập trình viên. Từ đó có thể hiểu công việc của lập trình viên là người dao động trí óc để tạo ra chương trình.

Nhiệm vụ của một lập trình viên

Để tạo ra được một phần mềm là công việc gồm rất nhiều công đoạn. Từ phân tích, thiết kế tạo các sơ đồ theo nhu cầu người dùng. Sau đó lập trình viên dùng code để phác thảo đó thành hiện thực.
Tiếp theo là công việc kiểm tra chương trình có phát sinh lỗi hay không. Chỉnh sửa bàn giao cho người dùng. Một số nhiệm vụ khác của một lập trình viên là lập bản đồ phần mềm để ghi lại các nâng cấp và cải tiến trong tương lai. Dù đã giao phần mềm cho người dùng, lập trình viên vẫn cần đảm bảo phần mềm hoàn thiện và hoạt động luôn hiệu quả, chính xác.

Những kỹ năng cần thiết

Với những yêu cầu nhiệm vụ và công việc như trên lập trình viên cần có kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin. Bên cạnh kiến thức kỹ năng mềm cũng là yếu tố bạn cần quan tâm. Nghề lập trình viên công nghệ thông tin yếu cầu kỹ năng mềm như sau:

Giải quyết vấn đề

Phần mềm là sản phẩm của lập trình viên phải đáp ứng được các vấn đề của người dùng. Đối khi người dùng sẽ gặp phải những lỗi rất “ngớ ngẩn” mà lập trình viên phải nắm bắt và giải quyết hết những lỗi đó. Nhìn vào những lỗi đó bạn luôn muốn tìm hiểu và khắc phục bằng được thì nên chọn công việc này.

Làm việc nhóm

Thông thường để tạo ra được một phần mềm hoàn thiện là sự đóng góp của rất nhiều người. Có thể trong một nhóm lập trình viên mỗi người sẽ làm một  mảng. Trong thời gian làm việc các lập trình viên cần phải giao tiếp, trao đổi để hiểu được đồng đội. Do vậy tinh thần làm việc nhóm là kỹ năng rất cần thiết.

Giải đố và tư duy chiến lược

Nếu bạn nhận ra mình rất thích nhìn vấn đề bằng cách nhìn tổng thể và những sự việc nhỏ xung quanh. Hay với những vấn đề loằng nhoằng bạn luôn tìm được giải pháp nhanh nhất để đến đích. Chắc chắn với tu duy như vậy bạn rất phù hợp với nghề này.

Kiên trì không bỏ cuộc

Một phần mềm đưa tới người dùng cần rất nhiều sự cố gắng nên sẽ có rất nhiều lần bạn nản chí và muốn bỏ cuộc. Đôi khi bạn sẽ gặp những trường hợp thấy gần như hoàn hảo nhưng lại có lỗi và phải làm lại. Biết duy trì sự lạc quan và kiên trì trong công việc là tố chất rất phù hợp cho lập trình viên.

Tương lai của nghề lập trình

Ngày nay, phần lớn các công ty đều có nhu cầu cần các lập trình viên. Báo cáo, thống kê về nghề nghiệp trên toàn cầu đều khẳng định sự tăng trưởng cao cả về việc làm và thu nhập của nghề lập trình.
Lập trình viên làm việc cho các tổ chức cung cấp các dịch vụ sau: thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan; nhà sản xuất phần mềm; sản xuất máy tính và sản phẩm điện tử; quản lý công ty và doanh nghiệp,.. Môi trường làm việc đa dạng nên lập trình viên là nghề rất có tương lai.
Nghề lập trình viên công nghệ thông tin đang là một nghề tiềm năng và nếu bạn có những tố chất phù hợp với nghề này bạn nên theo đuổi nghề này ngay hôm nay. Đây cũng là một nghề không quan trọng bằng cấp nên dù là tốt nghiệp đại học, cao đẳng công nghệ thông tin hay vẫn còn là sinh viên nếu có kỹ năng bạn vẫn có cơ hội tiếp cận việc làm.
Theo Giáo dục học đường

Wednesday, 25 April 2018

Sinh viên cần có kỹ năng thoát hiểm khi cháy

Ông Nguyễn Thành Phong cho rằng ngoài học thuật, nâng cao kiến thức chuyên môn, sinh viên cần trang bị kỹ năng sống, trong đó có việc thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.
Ngày 27/3, ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND TP.HCM, chủ trì cuộc gặp gỡ, trò chuyện cùng hơn 200 sinh viên tiêu biểu đang học tập tại các trường đại học - cao đẳng trên địa bàn TP với chủ đề: "Sinh viên TP.HCM xung kích sáng tạo xây dựng thành phố có chất lượng sống văn minh, hiện đại và nghĩa tình".

Bạn Trương Nhựt Cường - chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - bày tỏ lo lắng với lãnh đạo TP về an toàn phòng chống cháy nổ ở các khu dân cư hiện nay. 
Chàng bác sĩ tương lai nhận thấy phòng hơn chữa hỏa hoạn nên thành phố cần đưa nội dung dạy kỹ năng phòng cháy chữa cháy (PCCC), cách thoát hiểm đến nhiều học sinh, sinh viên, nhất là các em nhỏ. Dự án cũng có thể triển khai rộng cho các hộ dân. 
Chu tich UBND TP.HCM: Sinh vien can co ky nang thoat hiem khi chay hinh anh 1
Trương Nhựt Cường đề xuất đẩy mạnh tập huấn phòng cháy chữa cháy cho người dân. Ảnh: Phước Tuần. 
Theo Cường, kỹ năng PCCC cùng cách thoát hiểm khác cần được biên soạn thành tài liệu chính thức, quy định là môn học bắt buộc trong nhà trường. Sinh viên sẽ là hướng dẫn viên tình nguyện đến từng trường, địa bàn để tuyên truyền kiến thức này.
Chia sẻ về câu chuyện này, ông Phong nhấn mạnh ngoài học thuật, nghiên cứu khoa học, các trường cần đẩy mạnh công tác rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng thực hành xã hội. 
Chu tich UBND TP.HCM: Sinh vien can co ky nang thoat hiem khi chay hinh anh 2
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong trò chuyện với sinh viên. Ảnh: Phước Tuần. 
Ông Phong kể lại câu chuyện một chàng trai vừa thoát nạn trong vụ cháy chung cư Carina nhờ được bố từ Hà Nội động viên, hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm trong đám cháy qua điện thoại. Ông bố đã khuyên con hãy bình tĩnh, nếu ban công chưa có khói thì ra đó dùng đèn điện thoại báo hiệu cho lực lượng cứu hộ. 
"Tôi kể câu chuyện này để các bạn biết được tầm quan trọng của kỹ năng thực hành xã hội trong cuộc sống. Ngoài tập trung học tốt, kỹ năng rất quan trọng, đặc biệt là thời điểm thế giới đang phát triển nhanh chóng", ông Phong nhấn mạnh. 
Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng sinh viên có rất nhiều ý tưởng sáng tạo, nhưng muốn biến sáng kiến ấy thành thực tế cần có niềm tin, đam mê lớn.
Chu tich UBND TP.HCM: Sinh vien can co ky nang thoat hiem khi chay hinh anh 3
Sinh viên chia sẻ phát biểu sáng kiến đến chủ tịch UBND TP trong buổi gặp gỡ. Ảnh: Phước Tuần. 
“Thực tiễn cho thấy người nuôi dưỡng niềm đam mê của mình, dù trên đường đời có đôi lần vấp ngã, nếu đam mê, niềm tin, sẽ thành công. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, các bạn sinh viên cần nỗ lực học tập, tiếp cận tri thức, tiếp cận cái mới, để tương lai đóng góp cho thành phố và đất nước", chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh. 
Ông Phong cũng kêu gọi sinh viên đóng góp ý tưởng trong mọi lĩnh vực, trọng tâm là nhiệm vụ xây dựng khu đô thị sáng tạo, thành phố thông minh. Lãnh đạo TP sẽ đồng hành cùng sinh viên trong học tập, lao động.
Tại buổi gặp gỡ, nhiều sinh viên có những băn khoăn, trăn trở về vấn đề y tế gia đình, hệ thống giao thông công cộng, thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp và đào tạo ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập.
Theo News Zing

Đừng biến kỹ năng sống thành kỹ năng… chết

Một trong những hoạt động ưa thích của các trường là mời chuyên gia “hùng biện” về kỹ năng sống với tiêu chí lấy thật nhiều nước mắt của các em là được.
Bấy lâu nay, tình trạng thiếu hụt kỹ năng sống của học sinh đã được báo động… Vì thế, từ phụ huynh đến nhà trường, xúm vào tìm mọi biện pháp bù đắp, xây dựng, cải thiện, phát triển đủ các kiểu cho học sinh về kỹ năng sống.

Đó có thể là những trò vớ vẩn nhất như tập đi trên mảnh chai, học đứng cân bằng trên con lăn… cho đến xuất bản hàng loạt cuốn sách. Họ không hề nghĩ rằng đưa những giáo trình và bài giảng đạo đức vào đã làm cho kỹ năng sống của trẻ chỉ có từ chết đến bị thương. 
Dung bien ky nang song thanh ky nang… chet hinh anh 1
Nhiều trường tổ chức kỹ năng sống cho học sinh. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.
Một trong những hoạt động ưa thích của các trường là mời chuyên gia “hùng biện” về kỹ năng sống để tổ chức một vài chuyên đề với tiêu chí lấy thật nhiều nước mắt của các em là được.
Ngược lại, cũng có những “chuyên gia” gây cười dạy kỹ năng sống mà giống như “tấu hài”. Các em cười ầm ĩ vì những mảng, miếng chiêu trò hay vì những câu nói gây sốc, là thành công. 
Các chuyên gia “chuyên khai thác bi kịch” đã tập trung đề tài như lòng hiếu thảo, sự yêu thương gia đình, cha mẹ, thầy cô, xa hơn nữa là trách nhiệm với Tổ quốc, đồng bào… với mục tiêu duy nhất là biến những em cá biệt, cá tính, ngỗ nghịch, chống đối, lười biếng trở thành đứa trẻ ngoan. Điều này lại rất phù hợp với xu thế “dạy kỹ năng sống” theo phong trào.
Các trường cứ gom hết học sinh lại ngồi ở sân trường, chuyên gia thì đứng trên sân khấu và trổ tài hùng biện, khiến các em thấy mình thật nhỏ bé, vô dụng, khiếm khuyết. Các em không có lòng nhân từ, thiếu sự tôn kính, quên mất công ơn trời biển của các đấng sinh thành, và thế là các em thi nhau khóc.
Lẽ ra, việc dạy hay nói một cách đúng đắn, là hướng dẫn các hoạt động phát triển kỹ năng sống cho học sinh, nên và phải là những hoạt động thực hành, thông qua biện pháp sinh hoạt, thảo luận, làm việc nhóm với những kỹ thuật tiệm tiến.
Nó phải đi từng bước và khuyến khích, nhắc nhở các em áp dụng tại gia đình trong các sinh hoạt hàng ngày một thời gian dài.
Thế nhưng, làm được điều này phải có đội ngũ giáo viên được huấn luyện bài bản, hay các hướng dẫn viên biết tổ chức hoạt động xây dựng nhóm (team building), từng bước tác động trong một thời gian dài, hoặc thông qua các phong trào giáo dục thanh thiếu niên.
Đây là điều không phải trường nào cũng có thể áp dụng và nhất là khi mà mục tiêu tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường chỉ là để “báo cáo thành tích” chứ không nghĩ đến việc khởi tạo lòng tự tin, giúp trẻ nhận biết giá trị bản thân để có một cuộc sống tích cực.
Chính vì thế, dù hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã “phổ cập” trong từng cấp học, từ mẫu giáo đến trung học phổ thông trong cả chục năm nay, tình trạng “bạo lực học đường” ngày càng tăng, số lượng các trẻ bị chấn thương tâm lý, hay trở nên rối nhiễu tâm lý ngày càng nhiều.
Các phòng tư vấn tâm lý thường xuyên tiếp nhận các trẻ từ tiểu học đến trung học, có tình trạng lười biếng, nhút nhát, lì lợm hay cãi lại, hỗn hào, thậm chí đánh lại cha mẹ, hoặc có tình trạng chán học, bỏ học, sống thu mình, có dấu hiệu trầm cảm.
Điều đó đã chứng minh cho sự bất lực hay thiếu hiệu quả của hai hoạt động cần thiết cho các em học sinh trong nhà trường là công tác Hướng dẫn kỹ năng sống và tư vấn tâm lý học đường. 
Một điều đáng tiếc cho các em là cả hai hoạt động này đều được “quan tâm đúng quy trình” bằng việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống theo phong trào, và các hoạt động tư vấn tâm lý học đường theo kiểu lập tổ chỉ đạo “hữu danh vô thực” để dạy dỗ học sinh bằng những hình thức sáo rỗng.
Xin hãy dung tha cho học sinh bằng việc thôi đi những màn tấu hài mạo danh giá trị đạo đức và xin hãy tôn trọng các em, để khởi tạo những giá trị làm người của một con người tử tế khi bước chân vào đời chứ không phải hứa hẹn sẽ thành người tử tế khi đã đi đến cuối nẻo đường đời.
Theo News Zing

Thursday, 16 February 2017

Cha mẹ cần làm gì để con không lười học sau nghỉ Tết

Kỳ nghỉ Tết kéo dài cùng những hoạt động vui chơi, giải trí sẽ khiến trẻ uể oải việc học sau khi kết thúc kỳ nghỉ. Để trẻ quay lại việc học một cach hào hứng, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây.

Không nên cho trẻ “thả phanh” hoàn toàn

Lê Văn Hảo (Viện Tâm lý học Việt Nam) cho rằng, chẳng cứ riêng dịp Tết, nói chung khi được nghỉ dài, trẻ thường phải mất một ít thời gian mới lấy lại “phong độ” và “phong cách” cũng như hiệu quả học tập trước đây. Điều này cũng có thể đúng với cả người lớn. Tuy nhiên, với một số trẻ, nếu nghỉ ngơi lành mạnh, trẻ lại nhớ trường, nhớ bạn và muốn đến trường. Như thế nghỉ dài chưa chắc đã làm trẻ chán học mà có khi là ngược lại.

Để trẻ không uể oải việc học sau kỳ nghỉ Tết, phụ huynh cần nhẹ nhàng, không nên quát mắng, thúc ép trẻ. Ảnh: Internet

Để lấy lại “phong độ”, dù có thể bận, cha mẹ hay ông bà có thể cùng với con hay cháu lập kế hoạch, thống nhất một số qui ước về việc ngày lễ, Tết nên/cần được sử dụng ra sao, theo cách nào cho vui vẻ, thoải mái, hữu ích và mang tính giáo dục. Trong đó có thể đan xen ít nhiều thời gian, cơ hội ôn luyện chút ít các kiến thức, đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm xã hội theo một cách thức mới mẻ, vui thú mà chỉ ngày Tết mới có.

Rất khó để cha mẹ có thể bắt con cái chú tâm vào chuyện học hành trong dịp nghỉ Tết, các bé sẽ biết đưa ra lí do để phản đối yêu cầu bắt học bài của mẹ. Trẻ mong đến tết hay nghỉ hè, chỉ vì chúng không phải vướng bận chuyện bài vở, do đó cha mẹ sẽ không thể nào bắt con ngồi yên một chỗ học bài được, hãy để các con vui chơi và phát triển theo đúng độ tuổi của mình.

Khi bắt đầu kỳ nghỉ, cha mẹ nên yêu cầu con dành hẳn một đến hai ngày đàu tiên để hoàn thành toàn bộ bài tập được giao về nhà và nên có thời gian biểu học và chơi cụ thể cho kỳ nghỉ dài cả tuần để bé không mải chơi mà quên nhiệm vụ chính của mình.

Việc học trong ngày Tết không nhất thiết phải ép trẻ mở sách vở, ngồi tính toán hoặc đánh vật với bài tập làm văn mà có thể học theo hình thức đố vui vẻ.

Những ngày nghỉ có thể trẻ dành nhiều thời gian để chơi game hoặc xem tivi, hay đi chơi cùng bạn bè, bố mẹ cũng đừng cấm đoán bé quá, hãy cho bé thực sự được “tận hưởng” những ngày vui chơi thật thoải mái theo cách của con. Tuy nhiên, cái gì cũng nên có giới hạn, chẳng hạn như không nên để con ngồi quá lâu xem tivi, chơi game, hay thức khuya quá ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cùng con chuẩn bị bài vở cho ngày học mới

Trong kỳ nghỉ, bố mẹ không nên quên nhắc nhở trẻ biết ngày nào phải quay lại trường học tập, tránh tình trạng ngày mai đi học thì tối muộn mới giục con học, điều này sẽ không đạt kết quả gì. Buổi tối cuối cùng của kỳ nghỉ, các bậc phụ huynh có thể đề nghị bé soát thời khóa biểu và kiểm ra xem con đã chuẩn bị tốt tất cả các môn chưa. Nếu bé có điều gì chưa rõ, cha mẹ nên giúp trẻ.

Làm mới góc học tập của trẻ với việc lau chùi cẩn thận bàn ghế, kê ngay ngắn gọn gàng, sắp xếp giá sách khoa học... cũng sẽ tạo không khí mới mẻ, sinh động, kích thích trẻ muốn ngồi vào bàn học và “chăm” ngồi vào bàn học hơn.

Không nên thúc ép, la mắng trẻ

Việc trẻ chưa lấy lại được tinh thần học bài phần nào sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con. Trước tình trạng này, cha mẹ không nên la mắng, đánh đòn trẻ, đặc biệt, không nên bắt con học với cường độ quá cao, hoặc dồn ép chúng vào các lớp học thêm ngay tuần đầu tiên sau Tết. Nếu cha mẹ làm như vậy chỉ khiến trẻ thêm chán học.

Để giúp trẻ có hứng thú hơn với việc học, cha mẹ cần giúp trẻ tìm thấy niềm vui học tập bằng cách hỏi con về buổi đầu tiên sau Tết. Khi cho bé ngồi vào bàn học, mẹ hãy để bé bắt đầu với môn học bé yêu thích, hoặc cho bé làm những bài tập dễ để bé không chán. Nếu thấy bé không hào hứng lắm khi học, mẹ có thể bắt đầu với con bằng một cuốn truyện tranh, mở những bản nhạc mà trẻ thích hay gợi lại những niềm vui của trẻ trong dịp Tết vừa qua để lấy lại hứng thú cho bé.

Theo TS Tâm lý Nguyễn Kim Quý, nguyên giảng viên khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết trên báo Gia đình và Xã hội: "không nên ép trẻ đột ngột trở lại việc học với cường độ cao sau kỳ nghỉ dài. Tốt nhất, nên cho trẻ vừa học vừa chơi, dần ổn định lại giờ giấc ăn ngủ của trẻ. Cha mẹ cần nhắc nhở nghiêm khắc để trẻ quay lại thời gian biểu học tập như trước, duy trì thời gian học lại bài cũ khoảng 2 tiếng/ngày. Khuyến khích trẻ không nên lười biếng, nếu không sẽ xúi quẩy cả năm nếu không học thuộc bài. Không nên chơi hoặc ngủ quá nhiều nếu không sẽ bị béo, xấu. Nên khuyên trẻ một cách nhẹ nhàng, không đánh, quát mắng thì trẻ sẽ không bị sốc tâm lý".

Chọn môn học con yêu thích

Có thể để trẻ tự chọn môn học bé ưa thích và cho con làm những bài tập dễ, sau đó mới đến các lĩnh vực khác. Nếu thấy trẻ không hào hứng lắm khi học ở nhà, các bậc phụ huynh có thể bắt đầu với trẻ bằng một cuốn truyện tranh, mở những bản nhạc mà trẻ thích hay gợi lại những niềm vui của trẻ trong dịp Tết vừa qua để lấy lại hứng thú..

Cách nhận biết trẻ bị bạo hành ở trường

Trẻ bị bạo hành ở trường thường có nhiều biểu hiện bất thường, cha mẹ nên lưu ý để phát hiện sớm và can thiệp.

Vậy làm thế nào để nhận biết con bị bạo hành và tránh được những rủi ro?

Đối với những trẻ chưa biết nói: Trẻ chưa biết nói sẽ gặp khó khăn hơn vì trẻ không thể diễn đạt cho bố mẹ những gì đang xảy ra ở trường cũng như chia sẻ với bố mẹ về cảm xúc của mình. Tuy nhiên vẫn có những cách khác để bố mẹ kết nối với con.

Trẻ bị bạo hành ở trường khi về nhà sẽ có nhiều biểu hiện khác thường. Ảnh: Internet

Biểu hiện về tâm lý

- Khi bị cô giáo đánh, la mắng hay ngược đãi, trẻ thường có biểu hiện tâm lý giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi..

- Trẻ có biểu hiện sợ ăn, lười ăn, không chịu ăn, thậm chí còn nôn ọe dù trước đó trẻ không hề có biểu hiện này.

- Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon và không sâu giấc, dễ giật mình, la hét, hay mơ sảng.

- Trẻ có thể nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp hoặc toát mồ hôi khi về nhà.

- Trẻ rất sợ đi học vì sợ gặp cô giáo. Thường trẻ sẽ khóc lóc và không chịu vào lớp, đặc biệt, nếu nhìn thấy cô giáo, nỗi sợ càng tăng cao và trẻ khóc lớn hơn. Tuy nhiên, khi cô giáo yêu cầu trẻ nín trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt và mếu máo. Lúc cô giáo đón trẻ vào lớp trẻ sẽ khóc thảm thiết và nhoài về phía cha mẹ.

- Lảng tránh những biểu hiện yêu thương của cha mẹ hoặc tự nhiên quá bám dính lấy cha mẹ, hay tức giận hoặc hay chán nản.

Biểu hiện về thể chất

Cơ thể con chính là bằng chứng cụ thể nhất về việc trẻ có bị bạo hành ở lớp hay không. Chỉ cần quan sát kỹ bàn tay, chân, cổ, mông, má của trẻ trước và sau khi đón trẻ về là cha mẹ có thể biết được chuyện gì đã diễn ra ở trường.

Những vết cấu của trẻ thường nhỏ, không thể lớn được, nếu bố mẹ thấy vết thương lớn thì cô sẽ là “nghi can”.

Những vết bầm, lằn (kiểu nhiều sọc dọc do đánh bằng tay, thước kẻ, que nhỏ) trên má, tay, chân, mông, lưng… khó có thể là vết té ngã, cào hoặc đánh nhau, cắn nhau với bạn được.

Nếu xuất hiện vết bầm, tím, lằn thì bố mẹ cần hỏi ngay giáo viên xem những vết bầm tím là do đâu. Trường hợp té hay đánh nhau mà cô giáo không thông báo cho cha mẹ biết thì cha mẹ cần phải lưu ý đặc biệt vấn đề này.

Đối với những trẻ đã biết nói và biểu đạt suy nghĩ

Ngoài những dấu hiệu về tâm lý và thể chất giống như trẻ chưa biết nói ở trên, đối với trẻ lớn hơn và đã có thể giao tiếp, bố mẹ cũng có thêm những cách khác để tiếp cận con, giúp con chia sẻ với mình những gì đã xảy ra ở trường

- Bé lớn có thể thường xuyên mếu máo bảo "con không muốn tới trường”.

- Bé biểu hiện sự lầm lì, nhút nhát, hay sợ sệt hoặc ngược lại, dễ cáu, dễ thét, dễ bùng nổ cảm xúc.

-Trẻ trở nên khép nép và bị động; trước thường hòa nhã, dễ gần lại tự nhiên trở nên bướng bỉnh…

Theo một chuyên gia, dấu hiệu chung của trẻ bị bạo hành là thường có biểu hiện giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm; lo âu, sợ hãi và căng thẳng, đêm ngủ không ngon, dễ giật mình, có ác mộng, nghiến răng, cắn móng tay, lười ăn, dễ khóc, khi ăn dễ nôn trớ, thở nhanh, hồi hộp, toát mồ hôi, sợ hãi mỗi khi bố mẹ nhắc tới vấn đề đi học.

Ngoài những dấu hiệu trên, cha mẹ có thể phát hiện sớm con bị bạo hành bằng cách hãy quan sát cơ thể con sau mỗi ngày ở trường về, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân và đầu các khớp tay con xem có dấu hiệu gì bất thường hay không.

Bên cạnh đó, với những bé đã biết nói, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, hỏi han con để bé kể những chuyện vui buồn ở lớp.

Friday, 6 January 2017

20 câu cha mẹ nên hỏi khi đi con tan trường

Để con có thể cởi mở hơn với cha mẹ, khi đi con tan trường, cha mẹ nên đặt cho trẻ một số câu hỏi.
Những câu hỏi quen thuộc như: "Con hôm nay học có tốt không?"; "Con được mấy điểm?"; "Con có được cô giáo khen không?" sẽ làm trẻ cảm thấy nhàm chán và áp lực, cha mẹ nên chọn nhiều câu hỏi mở để trẻ có thể cởi mở trò chuyện với cha mẹ hơn và cũng không quá bị áp lực vào việc phải đạt điểm số cao hay thành tích nổi bật.
Hình ảnh 20 câu cha mẹ nên hỏi khi đi con tan trường số 1
Phụ huynh nên cân nhắc đặt câu hỏi cho con khi con tan trường. Ảnh: Internet
Dưới đây là một số câu hỏi phụ huynh nên hỏi trẻ khi con tan học:
1. Hãy kể cho bố/mẹ về một vài điều tốt đẹp xảy ra hôm nay.
2. Giờ giải lao hôm nay con chơi trò gì ngoài sân?
3. Điều gì các con hay làm nhất trong giờ giải lao?
5. Có bạn nào trong lớp thường xuyên trêu chọc, gây hấn với con không?4. Hôm nay bạn nào khiến con vui và cười?
6. Trưa nay con ăn gì?
7. Kể cho mẹ nghe hôm nay con có gì vui nhất nào?
8. Hôm nay có bạn nào ở lớp bị phạt không? Bạn ấy đã làm sai gì thế con?
9. Hôm nay có chuyện gì làm con thấy khó khăn?
10. Kể cho mẹ nghe xem hôm nay con học được từ bạn điều gì?

11. Nơi nào trong trường thích nhất?
12. Nếu con được đổi chỗ ngồi cùng một bạn trong lớp, con thích ngồi cạnh ai? Tại sao?
13. Con đã giúp đỡ mọi người như thế nào?
14. Hôm nay có thầy cô nào kể chuyện vui cho cả lớp nghe không? Nếu không thì các thầy cô làm gì?
15.Hôm nay có chuyện gì làm con thấy khó khăn?
16. Nếu ngày mai con được làm giáo viên thật thì con sẽ thích dạy cái gì? Vì sao?
17. Trò chơi nào hay môn học nào con muốn giỏi trong năm nay?
18. Nếu lần này trường con tổ chức một cuộc thi, con muốn tổ chức thi gì nhất?
19. Hãy nói một điều con học được hôm nay
20. Ai là người hài hước nhất trong lớp con? vì sao bạn ấy lại hài ước?

Thời điểm lý tưởng cho con ngủ riêng

Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ không nên để con ngủ chung đến khi trẻ 4 tuổi.
Theo nhiều chuyên gia, nếu sớm, cha mẹ có thể cho bé ngủ riêng khi bé được từ 4 đến 6 tuần tuổi. Cha mẹ nên tập cho bé cách làm quen với việc ngủ một mình ở trong nôi. Cha mẹ cần lưu ý rằng nên đặt nôi ở nơi nằm trong kiểm soát của mình để đảm bảo an toàn cho bé.
Hình ảnh Thời điểm lý tưởng cho con ngủ riêng số 1
Để trẻ ra ngủ riêng, cha mẹ cần chuẩn bị trước tâm lý và phòng ngủ cho trẻ. Ảnh: Internet
Theo các chuyên gia của nước ngoài thời điểm thích hợp nhất để trẻ ngủ riêng là từ 2 – 4 tuổi.
Khi trẻ 3 tuổi, đây chính là thời điểm thích hợp mà bạn có thể cho bé ngủ riêng một mình, một phòng. Bởi vì lúc này bé đã có khả năng nhận biết giới tính, trẻ sẽ thích gần gũi với người khác giới hơn. Do vậy, việc cho bé nằm chung có thể tác động tới tâm lý tình cảm của bé khi cha mẹ có hành động thân mật.
Tuy nhiên không nên ép bé, hãy hỏi ý kiến của bé và đưa ra lợi ích khi cho bé ngủ một mình. Nếu bé hiểu và đồng ý thì bạn hãy cho bé ngủ mình. Và khi bé ngủ riêng thì bạn cũng nên kiểm soát những hành động, việc làm, thói quen của bé. Hãy hỏi bé có cảm thấy sợ hãi khi ở một mình. Đây chính là mẹo nắm bắt tâm lý của trẻ vô cùng hiệu quả.
 Để thuyết phục được trẻ ngủ riêng không phải là dễ. Cha mẹ cần chuẩn bị một số vấn đề trước khi cho trẻ ngủ riêng như:

Chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ: Phải đảm bảo được một không gian thực sự thoải mái, an toàn và hữu dụng cho việc trẻ có thể ngủ riêng. Nếu bạn nhận thấy chưa đủ các điều kiện thích hợp thì tránh việc cho bé ngủ riêng sớm.
Tinh thần và sức khỏe cũng là điều quan trọng khi cho trẻ "ra riêng": Có rất nhiều bé không muốn ngủ riêng, vì sợ, vì thấy không an toàn. Bởi vậy bạn nên hỏi ý kiến của bé.  Bạn nên cần chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ, giải thích cho trẻ về việc cần phải ngủ riêng trước khi bắt đầu thực hiện.
Nếu như bé của bạn sinh ra đã có thể trạng yếu ớt, có thể mang một số bệnh nguy hiểm, đòi hỏi cần có sự chăm sóc toàn diện của cha mẹ theo yêu cầu của bác sĩ thì bạn không nên để trẻ ngủ riêng quá sớm. Muốn tập cho trẻ ngủ riêng, trước hết cần xem xét điều kiện sức khỏe của bé có thể đảm bảo để tự lập ngay từ nhỏ được không.
 
 
Blogger Templates