Pages

Powered by Blogger.

Sunday, 27 September 2015

Ba cách bảo vệ trẻ trước những tin tức đáng sợ

Cha mẹ luôn muốn bảo vệ trẻ khỏi những tin tức không tốt được truyền thông hàng ngày. Sau đây là một số cách giúp bạn xử lý những thông tin đáng sợ khi trẻ em tiếp nhận chúng.
Hiểu rõ câu hỏi thực sự mà trẻ muốn
Khi trẻ nghe về những sự kiện đáng sợ trong các bản tin, chúng chắc chắn sẽ hỏi cha mẹ và yêu cầu được biết chi tiết thông tin nghe được như: Tại sao họ lại làm vậy? Đâu là cảnh sát và đâu là người xấu? Trước khi cố gắng trả lời các câu hỏi, bạn hãy chắc chắn rằng đã nghe nó một cách chính xác.
Hình ảnh Ba cách bảo vệ trẻ trước những tin tức đáng sợ số 1
 Ba cách bảo vệ trẻ trước ảnh hưởng của những tin tức độc hại. 
Hãy đặt câu hỏi ngược lại với trẻ và sau khi trả lời xong, bạn nên hỏi: “Con có suy nghĩ thế nào?” để biết được rõ hơn về những gì mà trẻ đang lo lắng, băn khoăn. Trẻ em thường lo lắng về một số điều xung quanh chúng hoặc về sự an toàn cá nhân của chúng. Do đó, bạn có thể cung cấp cho trẻ một lời bảo đảm an toàn cụ thể để con bạn có thể yên tâm hơn.
Giới hạn thời gian trẻ sử dụng thiết bị thông minh
Ti vi, điện thoại thông minh và máy tính bảng đều có khả năng cung cấp những hình ảnh đáng kinh ngạc của việc chạy, la hét… có thể đem lại những tổn thương trực tiếp đến con trẻ, dù trẻ sống cách xa sự việc. Cha mẹ hãy nói với con trẻ rằng: Cha mẹ không xem truyền hình vì cha mẹ muốn kể con nghe những câu chuyện và giúp con hiểu nó một cách tốt hơn.
Giữ cho mình bình tĩnh
Trẻ em khá nhạy cảm với cảm xúc của cha mẹ ngay cả trong thời gian tốt đẹp. Trong những sự kiện đáng lo ngại, trẻ đặc biệt nhạy cảm. Nếu trẻ tình cờ nghe một cuộc trò chuyện và muốn biết điều gì đang diễn ra, bạn hãy giữ bình tĩnh, giải thích đơn giản, phù hợp với mức độ hiểu biết của trẻ.
Nếu trẻ hỏi bạn rằng sao bạn trông như đang buồn bã hay lo lắng, hãy trung thực, nhưng giải thích ngắn gọn và sau đó trấn an trẻ rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp lên thôi.

7 hoạt động giúp tăng cường khả năng tập trung của trẻ

Trẻ em thường phải tham gia rất nhiều các hoạt động như trải qua một ngày dài ở trường, các đợt thi cử và hoạt động ngoại khóa. Khả năng tập trung và chú ý tốt sẽ giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn và tận dụng tối đa khả năng của bản thân, giành được chiến thắng.
Sau đây là những cách bạn có thể cải thiện mức độ tập trung của trẻ và giúp trẻ thực hiện nó tốt hơn:
Trò chơi trí nhớ
Đây là trò chơi đòi hỏi trẻ phải ghi nhớ các địa điểm, tên các bộ phim, trái cây theo một trình tự nhất định và yêu cầu trẻ lặp lại. Điều này sẽ giúp cho trẻ  có động lực để học tập chăm chú hơn và giúp trẻ luyện khả năng tập trung để ghi nhớ từng chi tiết.Trò chơi này khá thú vị, thực hiện nhanh chóng và kích thích não trẻ hoạt động nhanh hơn.
Những từ hoặc cụm thừ khó phát âm
Hãy cố gắng rèn luyện cho trẻ lặp lại những từ hoặc các cụm từ khó phát âm, không thể nói được nhanh. Toàn bộ những câu phức tạp sẽ mang thêm vốn từ vựng cho trẻ, đồng thời gia tăng khả năng tập trung của trẻ. Hãy để trẻ lặp lại nhiều lần, nhanh nhất có thể mà không bị vấp hoặc phát âm sai.
Nhớ các con số
Trò chơi này yêu cầu trẻ đếm lại một chuỗi các con số, trong đó bạn hãy cố tình bỏ qua một con số ở giữa để bé nhớ con số bị khuyết đi. Ví dụ: 6,7,9,10. Ở đây trẻ sẽ nhận thấy con số bị thiếu là 8. Nếu trẻ không trả lời được, bạn hãy bắt đầu lại trò chơi.
Trò chơi đối lập
Trò chơi này đòi hỏi các con bạn phải nói lên sự đối lập của các sự vật, hiện tượng, từ ngữ. Điều này sẽ giúp trẻ tăng sự tập trung và bổ sung thêm vốn từ vựng. Ví du: từ trái nghĩa với từ béo là gầy, hạnh phúc đối lập với buồn đau. Lưu ý, bạn cần chắc chắn rằng đã sử dụng những điều mà con đã được học để hỏi, trẻ mới có thể trả lời được.
Rèn luyện tinh thần và thể chất
Đây là hoạt động đồi hỏi cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh thần và thể chất, giúp trẻ cải thiện được khả năng tự kiểm soát bản thân. Hoạt động này cũng tăng cường khả năng liên kết các sợi dây thần kinh giữa não và cơ thể, giúp cho trẻ tăng sự tập trung. Hãy thử chơi trò “Bức tượng”, đòi hỏi trẻ có hành động như một bức tượng và đứng nguyên tại một vị trí trong thời gian dài, không được di chuyển.
Trò chơi đồng xu
Đây là một trò chơi rất hữu ích, giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của trẻ, làm tăng sự tập trung và chú ý. Bạn chọn một đống các loại tiền xu với mệnh giá khác nhau, một tấm bìa cứng và đồng hồ bấm giờ.  Chọn 5 đồng xu từ đống tiền xu bạn có trong tay, sắp xếp theo một chuỗi nhất định.
Sau đó, bạn yêu cầu trẻ ghi nhớ trật tự của chuỗi tiền xu. Tiếp đó, bạn lấy tấm bìa cứng che lại và yêu cầu trẻ tạo ra một chuỗi các đồng tiền xu tương tự như vậy. Bắt đầu bấm thời gian, cho thấy trẻ của bạn mấy bao lâu để hoàn thành trò chơi này. Càng chơi nhiều, bộ nhớ và sự tập trung của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Câu đố
Hãy hỏi con những câu đố thú vị, thúc giục trẻ phải suy nghĩ và đưa ra câu trả lời đúng. Nên gắn câu hỏi với thực tế cuộc sống, những bài học bé được học ở trường, sẽ rất hữu ích cho trẻ.

Thursday, 3 September 2015

8 hình ảnh của trẻ cha mẹ không nên đăng tải lên mạng xã hội

Những bức hình trẻ thấy xấu hổ, ảnh chụp khi trẻ đang tắm, bị ốm, ngồi bô...là những bức ảnh cha mẹ tuyệt đối không nên đăng tải trên mạng xã hội.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi bức ảnh của con bạn đều có thể xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội. Những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc dễ thương của trẻ tại tiệc sinh nhật, mặc bộ quần áo mới, khám phá vườn thú nên được giữ riêng tư thay vì chia sẻ lên mạng. Bởi, nếu không, bạn vô tình có thể khiến trẻ cảm thấy bị bối rối, thậm chí tệ hơn trẻ có thể là mục tiêu cho những kẻ chuyên bắt cóc trẻ em.
Đặc biệt, cha mẹ không nên sử dụng những hình ảnh sau đây của trẻ để đăng tải lên mạng xã hội:
Trẻ đang tắm
Bất kỳ hình ảnh nào của trẻ đang hoàn toàn khỏa thân hoặc một phần như lúc tắm rửa thì không nên đưa ra mạng xã hội. Với những hình ảnh này, cha mẹ nghĩ là một khoảnh khắc đáng yêu nhưng nếu nó rơi vào tay người xấu, chẳng hạn nhưng những kẻ khiêu dâm trẻ em thì sẽ nguy hiểm thế nào.
Hình ảnh 8 hình ảnh của trẻ cha mẹ không nên đăng tải lên mạng xã hội số 1
Ảnh chụp lúc trẻ tắm là một trong những hình ảnh cha mẹ tuyệt đối không nên chia sẻ lên mạng xã hội.
Khi trẻ bị ốm hoặc bị thương
Làm cha mẹ thì điều quan trọng là cần bảo vệ trẻ, không nên tranh thủ lợi dụng những tình huống xảy ra để làm một điều gì đó. Bạn hãy tự hỏi mình rằng: Bạn có muốn một người nào đó gửi hình ảnh của bạn lên mạng xã hội cho mọi người biết trong khi bạn đang cảm thấy tệ hại? Chắc là không. Vì vậy, trước khi xem xét cần viết những gì và không nên viết những gì, bạn cần phải đặt mình vào vị trí của người khác.
Bức hình trẻ thấy xấu hổ
Những bức hình đáng xấu hổ của trẻ được đăng tải trực tuyến dường như sẽ khiến trẻ giận dữ, tuy vậy trên thực tế điều này có thể tác động tiêu cực đến trẻ trong khoảng thời gian ngắn và dài hơn. Việc đăng tải những bức ảnh này không chỉ hủy hoại lòng tin giữa cha mẹ và con cái, mà nó có thể gây ra rối loại hậu chấn thương căng thẳng, gây trầm cảm và lo lắng trong cuộc sống sau này.
Trẻ đang ngồi bô
Bạn nên lưu giữ hình ảnh này một cách kín đáo nhất khi bạn đã nghĩ về những hậu quả tiềm năng trong tương lai. Hãy nhớ rằng, bất cứ điều gì bạn chia sẻ trực tuyến sẽ tồn tại mãi mãi. Bạn có thực sự nghĩ rằng con bạn muốn nhìn thấy hình ảnh này sau khi chúng lớn lên?
Các chi tiết cá nhân
Đảm bảo an toàn cho trẻ bằng cách không bao giờ chia sẻ đầy đủ tên, địa chỉ, nơi trẻ đi học… lên mạng xã hội. Bạn sẽ không bao giờ biết được rằng có ai đó có thể sử dụng thông tin này vào các mục đích khác nhau với những dự định đã vạch sẵn.
Hình ảnh của một nhóm
Nếu bạn quyết định chia sẻ hình ảnh của một nhóm các trẻ em trong đó có con bạn lên mạng trực tuyến, đó có thể là một điều tuyệt vời. Nhưng nó có thể không tốt đối với những phụ huynh khác của các em. Họ có thể cảm thấy không thoải mái khi gương mặt của con họ xuất hiện trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội.
Hình ảnh trẻ bị bắt nạt
Hãy xem xét việc đăng tải hình ảnh trực tuyến nào đó có thể ảnh hưởng đến con mình ở trường. Ví dụ, một hình ảnh phơi bày sự yếu đuối, sợ hãi hoặc có thể là một biệt danh ngớ ngẩn có thể làm trẻ xấu hổ và ảnh hưởng đến đời sống xã hội của trẻ.
Các hoạt động không an toàn
Bạn có thể để trẻ cầm một chai bia trong một giây và chụp một bức hình hoặc bạn cho trẻ em đi tiểu ở nơi đông người rồi ghi lại khoảnh khắc đó bằng chiếc điện thoại thông minh. Những khoảnh khắc này tưởng chừng như vô hại, được thực hiện để đổi lấy sự vui vẻ nhưng việc chia sẻ chúng trên mạng trực tuyến có thể khiến bạn phải nhận những lời chỉ trích bởi sự sắp đặt, mang ý nghĩa gây hại cho những đứa trẻ khác.

Cha mẹ nên làm gì khi con xem phim “người lớn”?

Khi phát hiện con xem phim sex, để các con có nhận thức đúng đắn hơn, các bậc phụ huynh không nên nóng giận mà cần biết cách xử trí khéo léo, hiệu quả.
Trong chương trình Kỹ năng sống - VTV phát sóng mới đây thông tin: hiện nay, Internet ngày một phát triển mạnh mẽ và mở ra nhiều kênh thông tin giải trí mới đồng nghĩa với việc chỉ cần tìm kiếm một từ khóa bình thường cũng có thể mở ra những trang web chứa nội dung nhạy cảm chỉ dành cho người lớn. Trong khi đó, các bạn trẻ thường tò mò về những vấn đề xung quanh giới tính cũng như tâm sinh lý tuổi trưởng thành. Đa số các bậc phụ huynh đều không đồng tình với việc làm trên của con.
Chương trình ghi nhận ý kiến của chị Nguyễn Phương Thảo (Minh Khai, Hà Nội) cho biết: "Nếu nói không sốc thì là nói dối mà phải nói thẳng là sốc vì những phim người lớn bao giờ cũng hơi lộ liễu".
"Con tôi chưa xem cái đấy, còn nếu tôi nhìn thấy con tôi xem thì sẽ nghiêm cấm luôn", chị Nguyễn Thị Thúy (Phù Ninh, Phú Thọ) cho hay.
Trao đối trong chương trình, bà Nguyễn Thị Trà, giáo viên trường Tiểu học Quan Hoa, Hà Nội cho biết: "Lứa tuổi mới lớn rất dễ nổi xung, vì vậy việc nổi cáu với trẻ sẽ không giải quyết được vấn đề mà phụ huynh phải bình tính, đến gần con và đặt ra những câu hỏi với con, khi con đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau, mình sẽ nắm bắt tâm lí rồi chia sẻ với con là mẹ là mẹ của con, có chuyện gì con hãy chia sẻ với mẹ".
Thực tế, cha mẹ nào cũng muốn con mình là những đứa trẻ trong sáng và sống đúng tuổi. Điều gì sẽ xảy đến khi một ngày chúng ta phát hiện ra con mình lén lút xem phim “người lớn”?
Khi phát hiện con xem phim “người lớn”, cha mẹ nên: Không mắng mỏ, chì chiết con; Thay thế khoảng thời gian một mình với máy tính của con bằng những hoạt động lành mạnh như chơi thể thao; Đặt câu hỏi để con trả lời về những hậu quả khi xem phim “người lớn”; Nói chuyện về những cảm xúc, ý kiến của con sau khi xem phim “người lớn”; Không né tránh những thắc mắc về giới tính của con; Gần gũi, chủ động chia sẻ với con như một người bạn.

6 cách để tăng cường phát triển cảm xúc của trẻ

Với 6 cách đơn giản và thú vị sau đây sẽ giúp bé phát triển tình cảm của bản thân một cách hiệu quả.
Học cách tự kiểm soát
Ít ai biết rằng những hành động đơn giản nhằm đáp ứng lại với tiếng khóc của trẻ, bạn có thể để lại những hậu quả sâu sắc về sự phát triển của bé sau này. Khi trẻ khóc hay mệt mỏi, bạn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ có thể khiến trẻ không thể tự kiểm soát bản thân, hạn chế khả năng khám phá thế giới xung quanh của trẻ.
Do vậy, cha mẹ nên tạo thói quen cho trẻ trong cả một ngày. Thói quen trong việc ăn, ngủ, sinh hoạt để trẻ có thể thực hiện và cảm thấy an toàn hơn. Hãy mất một ít thời gian không đáp ứng tiếng khóc của trẻ khi con bạn đã lớn. Hãy để trẻ thực hành tự giải quyết vấn đề của mình.
Sự chú ý
Chú ý tập trung vào các đối tượng và mọi thứ xung quanh là kinh nghiệm đầu đời của trẻ để hình thành cảm xúc. Khi trẻ chú ý đến một vật nào đó, trẻ sẽ nảy sinh cảm xúc và cảm thấy thú vị, mới lạ. Bạn hãy hạn chế sử dụng điện thoại di động khi ở gần bé. Hãy cố gắng tương tác với trẻ, trò chuyện nhiều hơn với trẻ.
Hãy giúp trẻ tạo ra những cảm xúc với thế giới quanh mình. Ví dụ như: “Tiếng chuông cửa vang lên. Chúng ta hãy đi xem ai đến chơi với gia đình mình”.
Phát triển ngôn ngữ
Bạn hãy cố gắng nói chậm rãi, truyền đạt ngôn ngữ giàu cảm xúc mỗi khi nói chuyện với con. Nghe bạn nói chuyện sẽ giúp bé học các nhịp điệu và âm thanh của ngôn ngữ. Khi trẻ 6 – 12 tháng tuổi, não bộ có thể phân biệt được các âm tiết và nhận ra những câu nói mà chúng thường xuyên được nghe nhất.
Hãy cố gắng để trẻ có thể nói chuyện, diễn tả ngôn từ, tìm hiểu các từ ngữ mới mọi lúc mọi nơi. Lưu ý hạn chế cho trẻ xem TV, bởi vì trẻ sẽ không thể nào học ngôn ngữ tốt từ màn hình TV.
Học nhân quả
Đây là cách giúp trẻ có thể tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật, sự việc tồn tại trong cuộc sống. Bạn hãy cùng trẻ đọc một cuốn sách, hãy cho trẻ dự đoán những gì sẽ xảy ra ở các trang tiếp theo, giúp trẻ hiểu được tại sao sự việc lại diễn ra như vậy? Đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả.
Hãy cùng trẻ tham gia các trò chơi vận động để trẻ quan sát cuộc sống bên ngoài rõ ràng hơn. Hãy đưa ra cách kỷ luật khi cần thiết. Nếu con bạn ném đồ ăn ra ngoài, hãy bình tĩnh đưa trẻ ra khỏi ghế và yêu cầu trẻ chơi trong phòng khách, trong khi mọi người đang ăn.
Chế độ ăn uống khi mang thai
Tiêu thụ axit béo omega-3 DHA trong khi mang thai có thể giúp não bộ của trẻ phát triển sớm. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Pediatrics cho thấy những trẻ có mẹ tiêu thụ DHA nhiều khi mang thai, có chỉ số IQ cao hơn 4 lần so với những người không có mẹ sử dụng DHA.
Cá là nguồn dinh dưỡng hàng đầu cung cấp DHA nhưng nó được các chuyên gia khuyến cáo là cần ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều tránh bị nhiễm thủy ngân và ô nhiễm PCB, thường được tìm thấy trong hải sản.
Đồ chơi cho trẻ
Chơi là cách trẻ tìm hiểu và trải nghiệm thế giới. Với 5 loại đồ chơi sau đây, sẽ giúp trẻ phát triển được khả năng của bản thân một cách hiệu quả:
- Sách: Khi bạn đọc cho con những câu chuyện thú vị, với âm thanh nhẹ nhàng và ngôn ngữ giàu cảm xúc sẽ khiến trẻ cảm nhận được sự ấm áp.
- Đồ chơi cầm tay: Búp bê hoặc các đồ vật hình khối, nhiều họa tiết thú vị sẽ giúp bé phát triển các giác quan, đặc biệt là các ngón tay, các khớp tay trở nên linh hoạt hơn.
- Đồ chơi thị giác: Sự tương phản màu sắc sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Hãy chọn cho trẻ những đồ chơi đầy màu sắc, trẻ sẽ vô cùng thích thú.
- Đồ chơi âm thanh: Lục lạc và đồ chơi phát ra tiếng có thể kích thích các giác quan và giúp trẻ tìm hiểu sự khác biệt giữa các âm thanh.
- Đồ chơi “giả”: Đồ chơi này có thể là một chiếc điện thoại di động, máy cắt cỏ mini và bếp nhựa, như một đạo cụ phục vụ trẻ thỏa sức sáng tạo với niềm đam mê của mình.
Lưu ý là cha mẹ hãy để bé chơi theo cách mà trẻ muốn, đừng quá ép buộc một mục đích nào đó của mỗi đồ chơi. Ngoài ra, bạn hãy chú ý các dấu hiệu của trẻ trong suốt thời gian chơi như: trẻ phấn kích, hứng thú, buồn chán…

7 điều cha mẹ cần làm khi trẻ nói tục

Hiện nay, trẻ được tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông ở bên ngoài. Vì vậy, dù bạn có cố gắng dạy dỗ trẻ như thế nào thì trẻ vẫn có thể nói ra những câu nói tục không được nói ở nơi công cộng.
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi chứng kiến con mình nói tục, bạn cần thực hiện những điều sau đây:
1.Không phản ứng
Khi chứng kiến trẻ nói những lời nói tục, bạn đừng phản ứng ngay với điều này. Trẻ em có xu hướng cố gắng thử nói ra những từ ngữ mới trước khi thêm chúng vào quỹ từ điển của mình. Nếu trẻ không nhận lại bất cứ sự chú ý hay hiển thị sự đánh giá cao của người lớn, trẻ thường không sử dụng nó nữa, coi như nó chưa tồn tại bao giờ.
2. Đừng cười khúc khích
Trẻ em rất dễ thương và thậm chí ngay cả khi trẻ làm một cái gì đó bạn không muốn như sử dụng một câu nói nguyền rủa, bạn có thể sẽ bật cười khúc khích. Đây là một sai lầm lớn. Nếu trẻ thấy bạn đang thích thú khi trẻ sử dụng một lời chửi rủa, có thể chắc chắn rằng trẻ sẽ sử dụng nó một lần nữa, khi người thân và bạn bè ở xung quanh.
3. Đừng phản ứng thái quá
Bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí là tức giận khi trẻ sử dụng một từ không được phép dùng. Nhưng tốt nhất là bạn cần kiểm soát cảm xúc và giữ bình tĩnh. La mắng trẻ sẽ chỉ chứng minh rằng bạn chú ý quá nhiều đến sự cố trẻ gây ra. Ngoài ra, trẻ có thể sử dụng lại các từ này trong tương lai chỉ để làm phiền bạn.
4. Xem xét môi trường xung quanh trẻ
Trẻ em thường học theo những thứ chúng nghe được từ những người xung quanh chúng. Bạn hãy chắc chắn rằng không có một ai trong số thành viên của gia đình sử dụng ngôn ngữ có nội dung xấu như vậy quanh trẻ. Bên cạnh đó, hãy giữ cho trẻ tránh càng xa càng tốt khỏi những người hàng xóm hay sử dụng lời nói tục.
5. Giải pháp thay thế
Nếu con bạn nói nhiều hơn khi 6 tuổi, bạn có thể đề nghị trẻ sử dụng những lời nói giảm nói tránh thay cho những lời chửi rủa, khắc nghiệt. Trong thực tế, bạn thậm chí có thể gợi ý cho con những từ như “kỳ lạ” hoặc “ngớ ngẩn” để thay thế.
6. Xin lỗi
Trong trường hợp bạn sử dụng một lời nói tục với chính mình, bạn chắc chắn phải sửa ngay lập tức và nói lời xin lỗi thật to, rõ ràng. Điều này giúp con bạn hiểu rằng ngay cả với người lớn tuổi, nói ra những từ ngữ không ra gì là điều hoàn toàn sai trái.
7. Giải thích rõ ràng ý nghĩa
Đối với những đứa trẻ 10 tuổi trở lên, bạn cần diễn tả được ý nghĩa chính xác từ ngữ mà trẻ đã sử dụng. Điều này giúp trẻ hiểu ra chiều sâu của các từ ngữ . Đồng thời cha mẹ cần chỉ ra cho trẻ thấy rõ ràng việc sử dụng các từ ngữ không đúng đắn sẽ làm tổn thương người khác như thế nào.

5 điều cha mẹ nhất định nên… nói dối con

Dù chúng ta luôn dạy con cái trung thực nhưng có những câu nhất định cha mẹ nên nói dối con cái.
"Nếu không ăn rau, con sẽ rất xấu xí" 
Đôi khi, bạn phải nói dối điều này bởi vì bạn không thể làm bất cứ điều gì khác để có được sự đồng thuận, chấp nhận của con cái trong vấn đề ăn uống mà bạn cho đó là tốt nhất. Bạn muốn con của mình phải ăn uống lành mạnh? Tất nhiên là bạn cần phải nói dối!
Hình ảnh 5 điều cha mẹ nhất định nên… nói dối con số 1
5 điều cha mẹ nên nói dối con. Ảnh minh họa
"Đó là một loại thuốc rất đắng" 
Nếu bạn muốn con mình tránh xa một số loại đồ uống không tốt cho sức khỏe của con, thì cách tốt nhất hãy nói dối với con rằng đó là một loại thuốc rất đắng mà người lớn phải uống để điều trị bệnh.
"Một ngày nào đó con sẽ trở thành thủ tướng" 
Hãy nói với con bạn điều đó dù bạn không biết tương lai thế nào. Dĩ nhiên không phải người nào sinh ra là có thể trở thành một người lãnh đạo đất nước nhưng điều đó sẽ giúp trẻ có thêm tự tin và hi vọng phấn đấu vào bản thân. Bởi vậy, cho dù đó là một lời nói dối thì nó cũng lưu giữ trong đó một sức mạnh to lớn khi chuyển tải một thông điệp rằng bạn yêu và có niềm tin ở con rất nhiều. 
"Bố và mẹ đang chơi trò đánh trận giả" 
Nếu khi bị con bắt gặp cảnh bố mẹ đang ái ân, bố mẹ cần phải nhanh chóng xử lý tình huống. Không còn cách nào khác là bố mẹ phải nói với con rằng “bố mẹ đang chơi trò đánh trận giả” để đánh lạc hướng con trẻ. 
"Tình yêu chiến thắng tất cả" 
Đó là một lời nói dối bởi vì mặc dù tình yêu cũng là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống, nhưng đôi khi nó khiến cho cuộc sống của bạn khó khăn hơn! Nhưng đây là một lời nói dối tốt mà bạn nên nói với con mình, để trẻ phát triển cái nhìn tích cực đối với cuộc sống, và nhận ra sự hiện diện của con người có ý nghĩa hơn rất nhiều so với bất thứ vật chất nào khác.
 
 
Blogger Templates