Pages

Powered by Blogger.

Sunday, 25 September 2016

GS Ngô Bảo Châu: Lựa chọn học tiếng Trung Quốc là 'tiến bộ'

Ủng hộ việc cho học sinh được lựa chọn một trong 5 ngoại ngữ thứ nhất, trong đó có tiếng Trung, GS Ngô Bảo Châu lý giải: “Để tồn tại bên nách Trung Quốc, chúng ta không có lựa chọn nào khác là hiểu văn hóa của họ".

Quan điểm của giáo sư Ngô Bảo Châu về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm học tiếng Trung, tiếng Nga như ngoại ngữ thứ nhất được đăng trên Facebook cá nhân ngày 24/9. Giáo sư viết: "Hiển nhiên việc trẻ con có thể chọn một trong 5 sinh ngữ để học như ngoại ngữ thứ nhất là tiến bộ. Hiển nhiên trong số 5 sinh ngữ đấy phải có tiếng Trung".
Và ông giải thích: "Để tồn tại bên nách Trung Quốc, chúng ta không có lựa chọn nào khác là buôn bán với họ, nếu có lãi thì tốt, hiểu văn hoá của họ, nếu hiểu họ hơn họ hiểu ta thì tốt".
giao-su-ngo-bao-chau-ung-ho-hoc-tieng-trung-quoc
Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng học tiếng Trung nhằm hiểu được văn hóa Trung Quốc và mở rộng buôn bán với họ. Ảnh: Facebook nhân vật
Giáo sư Châu cũng lý giải vì sao học sinh Việt Nam phải chọn tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất bởi "Mỹ là nước giàu nhất thế giới... Giống như từng có lúc Liên xô vĩ đại là mô hình để cả nhân loại dõi theo nên tất cả trẻ con phải học tiếng Nga".
Hơn 7.600 lượt thích và gần 500 lượt đã chia sẻ quan điểm của giáo sư Ngô Bảo Châu trên mạng xã hội. Tài khoản Hoa Tran cho biết từng kiếm được công việc ở lại Mỹ là do biết tiếng Trung, vì họ cần người phát triển công ty ở khu vực châu Á. "Học tiếng Trung giờ khá mốt với các bạn Việt Nam du học ở Mỹ. Một số gia đình Mỹ còn cho con sang Nhật, Hàn, Trung Quốc cả mùa hè từ lớp 10, 11 để có cơ hội học thêm ngoại ngữ. Học một ngôn ngữ có rất nhiều người sử dụng trên toàn thế giới thì cơ hội giao lưu nhiều lên, còn việc chọn học ngôn ngữ gì là do sở thích và nhu cầu mỗi người", người này chia sẻ.
Bên cạnh đó, không ít người cho rằng "ai thích học thì học, không cần phổ cập". Theo tài khoản Xuan Hung Lai, cái mà người dân và dư luận hoang mang là ngành giáo dục luôn đưa ra các dự án thí điểm chưa phù hợp với giáo dục Việt Nam, cần tham khảo các nước phát triển và các nước đang phát triển, lắng nghe ý kiến của chuyên gia và dư luận.
Đề án Ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật như ngoại ngữ thứ nhất, bên cạnh tiếng Anh và tiếng Pháp. Việc dự định xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017, đã làm dấy lên dư luận trái chiều.
Phần đông độc giả cho rằng trong bối cảnh hơn 95% tài liệu khoa học, công nghệ, xã hội nhân văn của nhân loại được xuất bản bằng tiếng Anh thì nên để học sinh Việt Nam học tiếng Anh.

Sinh viên 9 tuổi mơ là người đầu tiên tìm ra sự sống ngoài vũ trụ

Đang học tại Cao đẳng cộng đồng Allegheny County (Mỹ), cậu bé 9 tuổi Will Maillis đặt mục tiêu giành được bằng vật lý thiên văn tại Đại học Carnegie Mellon (CMU).

Will Maillis, cậu bé 9 tuổi từ Pittsburgh, Pennsylvania (Mỹ) đang bắt đầu học kỳ đầu tiên ở Cao đẳng cộng đồng Allegheny County (CCAC). Mục tiêu của em là giành được bằng vật lý thiên văn tại Đại học Carnegie Mellon (CMU) với mong muốn trở thành người đầu tiên khám phá sự sống ngoài vũ trụ.
Hiệu trưởng CCAC xác nhận Will Maillis đạt thành tích xuất sắc trong tất cả lớp học đang theo, nói cách khác em tiếp thu rất nhanh.
sinh-vien-9-tuoi-mo-la-nguoi-dau-tien-tim-ra-su-song-ngoai-vu-tru
Trở thành sinh viên đại học khi mới 9 tuổi có thể có quá nhiều áp lực nhưng cha mẹ của Will Maillis cho biết em vẫn giống một đứa trẻ bình thường. Ảnh: Parent Herald.
Theo CBS Pittsburgh KDKA, Peter Maillis, cha của Will, cho biết trước 2 tuổi con trai ông đã có thể làm phép nhân. Cậu bé học bảng chữ cái Trung Quốc trước khi lên 5 và nhanh chóng trở thành “nhà ngôn ngữ học”.
Cậu bé còn biết tiếng Pháp, Hy Lạp, Hebrew và tiếng Tây Ban Nha, The Post-Gazette đưa tin.
Tháng 9 năm sau, Will Maillis sẽ vào học CMU chuyên về các chương trình đại học. Em có thể học ngay từ năm nay nhưng cha mẹ nghĩ rằng em cần thời gian nghỉ ngơi sau khi tốt nghiệp trung học tại trường Penn-Tafford tháng 5 vừa qua.
Parent Herald ngày 22/9 đưa tin, theo lời khuyên của bạn bè, Will vào học cao đẳng cộng đồng để có thể bắt đầu làm quen với cuộc sống sinh viên đại học. 
Nhiều người nghĩ rằng sinh viên 9 tuổi sẽ có một cuộc sống nghiêm ngặt nhưng cha mẹ em cho biết Will vẫn làm những việc mà đứa trẻ bằng tuổi em đều thích. “Cháu thích thể thao, chương trình truyền hình, máy tính và trò chơi điện tử như mọi đứa trẻ khác”, cha của Will nói.

Thursday, 7 July 2016

Những điều cha mẹ phải lưu ý khi mua đồ chơi cho trẻ

Đồ chơi không chỉ giúp trẻ em có những giây phút giải trí mà còn giúp trẻ khám phá, phát triển tư duy. Vì vậy, khi chọn đồ chơi cho con, các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý.
Tính an toàn là yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn đồ chơi cho con yêu nhà bạn, các chỉ tiêu về xuất xứ, thương hiệu sản phẩm , tính an toàn cũng như tham khảo các thông tin trên các phương tiện để biết các sản phẩm nào đang bị cấm, đang bị thu hồi để tránh khỏi mua nhầm “tiền mất tật mang”. Tránh mua sản phẩm sắc nhọn, góc cạnh làm bé bị thương.
Đồ chơi trẻ em phải phù hợp với lứa tuổi của bé. Vì đồ chơi sẽ kích thích sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ theo độ tuổi. Một bé 5 tuổi mà chơi đồ chơi của bé 7-8 tuổi thì dễ nổi nóng vì độ khó, không vừa kích thước, hay một bé lớn  tuổi chơi của bé nhỏ tuổi thì dễ chán và không vừa. Các mẹ nên kiểm tra thông báo độ tuổi sử dụng ở ngoài bao bì sản phẩm hay lưu ý tới sở thích và kỹ năng của trẻ hiện tại.
Skip in 5...
Ad finishes in 30 seconds

Hình ảnh Những điều cha mẹ phải lưu ý khi mua đồ chơi cho trẻ số 1
Đồ chơi cho trẻ em phải đảm bảo tính an toàn, phù hợp lứa tuổi, bảo đảm tính thẩm mỹ. Ảnh: Internet
Đồ chơi trẻ em phải đảm bảo tính thẩm mỹ và chắc chắn.
Khi lựa chọn đồ chơi trẻ em, phải kiểm tra sản phẩm có chắc chắn và các khớp nối an toàn hay không, bởi vì khi bé chơi, đồ chơi có thể rơi tách, làm bé ngã, rơi vào người bé. Sản phẩm phải đủ rắn, đủ cứng và bền để không bị gãy, hỏng khi trẻ cắn, nghịch, tránh việc bé ăn phải nhựa.
Liên quan đến cách chọn đồ chơi cho trẻ, chia sẻ trên VTV, bà  Đinh Thị Bích Thu, Chuyên viên Phòng Giáo dục TP Tuy Hòa, Phú Yên tư vấn: "Khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ cần chú ý các tiêu chí sau: Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ (không sắc nhọn, không chọn đồ chơi mang tính bạo lực…); Mang tính giáo dục, thẩm mỹ: Phù hợp với lứa tuổi của trẻ".
"Đồ chơi rất quan trọng với trẻ tuy nhiên nên dạy trẻ chơi một cách thông minh, không nên "bỏ rơi" trẻ trong đống đồ chơi. Nếu trẻ có quá nhiều đồ chơi, phụ huynh nên giúp trẻ chọn lựa và phân đồ chơi àm nhiều nhóm như nhóm phát triển sự khéo léo, nhóm phát triển trí não, nhóm phát triển ngôn ngữ… Có thể chia các nhóm đồ chơi theo từng ngày để trẻ có thời gian khám phá và phát triển trí tưởng tượng" - bà Bích Thu cho biết thêm.

Cách dạy con không cướp đồ chơi, không ăn vạ của Trang Hạ được nhiều mẹ tâm đắc

"Phải Cho thứ này thì mới Lấy được thứ kia chứ! Khóc không giải quyết được vấn đề gì cả!" là cách mà Trang Hạ dạy con khi muốn sở hữu món đồ chơi mình thích mà người khác đang dùng thay vì ăn vạ, ngồi khóc hay mách mẹ.
Trang Hạ vốn được xem là một người phụ nữ cá tính và hiện đại hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực. Trang Hạ là một nhà văn, một nhà báo, một nhà truyền thông, một dịch giả và đồng thời cũng là một người đàn bà sở hữu rất nhiều những phát ngôn gây tranh cãi.
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Trang Hạ đã chia sẻ cách dạy con thương lượng, không cướp đồ chơi, không ăn vạ khiến nhiều phụ huynh tâm đắc.
Nguyên văn bài viết của Trang Hạ như sau:
Hình ảnh Cách dạy con không cướp đồ chơi, không ăn vạ của Trang Hạ được nhiều mẹ tâm đắc số 1
"Phải Cho thứ này thì mới Lấy được thứ kia chứ! Khóc không giải quyết được vấn đề gì cả!" là cách mà Trang Hạ dạy con khi muốn sở hữu món đồ chơi mình thích mà người khác đang dùng thay vì ăn vạ, ngồi khóc hay mách mẹ. Ảnh: Internet
"Nhà có hai đứa chênh nhau chưa tới 2 tuổi, vậy là thằng anh và thằng em suốt ngày chí chóe. Khi em vừa ra đời, anh thấy em bú mẹ thì anh giằng em ra mà khóc. Khi em 1 tuổi thì anh lên 3, vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3 thì thôi rồi, đừng nói anh biết nhường nhịn em cái gì. Sự ích kỷ lúc đó là bản năng.
Anh lên 4 tuổi thì đã biết lập mưu để mách mẹ, tìm cách để chơi cái gì với em cũng giành phần thắng về mình, đồ chơi thì cái gì anh thích, anh giấu biệt. Bố mẹ thường xuyên phải làm quan tòa vì anh em tranh giành đồ chơi của nhau, đòi hỏi yêu sách, lườm nhau, giật đồ của nhau. Buổi sáng mẹ chở hai anh em đi học, nếu mẹ bế ai lên xe máy trước, là bé còn lại khóc! Sự ích kỷ bây giờ đã thành nhu cầu sở hữu.
Nhưng, bây giờ bé 4 tuổi mới là lúc đủ hiểu biết để mẹ có thể dạy bé cách không giành đồ chơi, không cướp, không tranh, không giằng co, không đánh, không ăn vạ. Mình dạy con thế này:
- Nếu anh muốn cướp đồ chơi của em: Tại sao lại phải cướp? Mẹ sẽ dạy con cách làm cho em ngoan ngoãn sung sướng dâng đồ chơi bằng hai tay cho con!
Nguyên tắc là phải Cho thứ này mới được Lấy thứ kia! Con tìm một thứ gì mà em thật thích, ví dụ một đồ chơi khác, một con thú khác, một món ăn ngon, một đồ chơi mới mẻ kiểu như cho cái xúc xắc vào cái cốc uống trà mà xóc, dạy em cách vẽ mới theo kiểu lấy bút màu tô chồng lên trên mặt người trên tờ báo v.v... Đảm bảo em sẽ vội vã đưa ngay đồ chơi cho con, để chạy theo thứ kia!
Trăm lần như một, bé anh và bé em vừa vui vừa sung sướng! Ai cũng có thứ đang thích!
- Nếu bạn cùng ngõ cướp mất chỗ ngồi trên ghế xích đu ở sân chơi mà con đang chơi vui: Không việc gì phải khóc, khóc không bao giờ giải quyết được vấn đề gì! Việc con cần làm là Cho bạn một thứ gì đó thật hay ho để lấy lại chỗ ngồi, chứ không phải tức tối đứng ì ra đấy, rồi về mách mẹ!
Con ra cầu trượt mà chơi, con ra bập bênh mà chơi, hãy tỏ ra đang chơi thật vui sướng, thật say sưa, chẳng thèm tranh với đứa khác làm gì. Hãy trượt cầu trượt thật vui, nghĩ ra trò mới như cho cái dép của mình đi cầu trượt, còn mình để sẵn một cái lá ở dưới chân cầu trượt. Mỗi lần cái dép lao xuống trúng vào cái lá, vậy là bé nhà mình kêu ầm lên vui sướng như một thành công hiển hách. Hoặc trượt thì xuýt xoa tiếc rẻ. Ngay lập tức thằng hàng xóm quen thói tranh cướp vội bỏ xích đu chạy ra hóng hớt, rồi đòi phi dép bằng được.
Mặc kệ nó! Việc của con bây giờ là, chổng mông lên ngồi xích đu! Hãy để những thằng kia luôn phải chạy theo, vậy có sướng không!
Kết quả bây giờ: Thằng anh đã đi học Tiểu học, mỗi khi dạy dỗ em trai, nó vẫn nói những câu của mẹ: "Phải Cho thứ này thì mới Lấy được thứ kia chứ! Khóc không giải quyết được vấn đề gì cả!"
Mình thực ra dạy các con cách thương lượng. Lớn lên, con sẽ phải thương lượng với rất nhiều người khác: Muốn đồ chơi, muốn được xem phim yêu thích, muốn được đi chơi như người ta, muốn được người ta giúp, muốn nhờ vả ai v.v...
7h tối gọi chồng về ăn cơm không được, nghĩa là bà vợ đã thất bại, vì không ai dạy cho bà vợ ấy nguyên tắc của thương lượng. Và bà vợ ngay giây phút nhấc máy lên gọi "Bao giờ anh về?" nghĩa là đã tự chấp nhận rằng mình thua trong một cuộc thương lượng. Tại sao lại phải về? Tại sao lại phải gọi? (Mình đã nói việc này vài lần trong những cuộc đi trò chuyện tại các công sở). 
Nhưng các con không hề biết, trong lúc chờ các con đủ 4 tuổi, mẹ phải chiến đấu với cả thế giới này. Những kẻ vô văn hóa luôn chơi với trẻ con theo kiểu này: Thấy trẻ con cầm gì thì lấy cái đấy của trẻ con. Rồi chờ trẻ mè nheo mới trả, bắt trẻ phải ạ thật to mới trả.
Mình ghét loại đàn ông đàn bà như thế, họ tưởng đang dạy trẻ một bài học về lòng thảo hiền, phải chia sẻ với người khác. Không đâu, đang dạy trẻ ích kỷ, đang dạy trẻ cướp giật thì có! Nó đi ngược lại nguyên tắc giáo dục của mình. Họ đang dạy trẻ rằng, có thể phi lý cướp đoạt, có thể cướp giật không cần lý do, có thể yêu sách bắt nạt kẻ bé hơn.
Mình thường trừng mắt với những người lớn hay đùa con cái mình bằng việc cướp những thứ trong tay chúng. Đấy là những kẻ đã to đùng mà còn chẳng học được cách nào chơi với trẻ con một cách văn minh".

Sunday, 29 May 2016

Những điều cha mẹ phải lưu ý khi mua đồ chơi cho trẻ

Đồ chơi không chỉ giúp trẻ em có những giây phút giải trí mà còn giúp trẻ khám phá, phát triển tư duy. Vì vậy, khi chọn đồ chơi cho con, các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý.
Tính an toàn là yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn đồ chơi cho con yêu nhà bạn, các chỉ tiêu về xuất xứ, thương hiệu sản phẩm , tính an toàn cũng như tham khảo các thông tin trên các phương tiện để biết các sản phẩm nào đang bị cấm, đang bị thu hồi để tránh khỏi mua nhầm “tiền mất tật mang”. Tránh mua sản phẩm sắc nhọn, góc cạnh làm bé bị thương.
Đồ chơi trẻ em phải phù hợp với lứa tuổi của bé. Vì đồ chơi sẽ kích thích sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ theo độ tuổi. Một bé 5 tuổi mà chơi đồ chơi của bé 7-8 tuổi thì dễ nổi nóng vì độ khó, không vừa kích thước, hay một bé lớn  tuổi chơi của bé nhỏ tuổi thì dễ chán và không vừa. Các mẹ nên kiểm tra thông báo độ tuổi sử dụng ở ngoài bao bì sản phẩm hay lưu ý tới sở thích và kỹ năng của trẻ hiện tại.
Hình ảnh Những điều cha mẹ phải lưu ý khi mua đồ chơi cho trẻ số 1
Đồ chơi cho trẻ em phải đảm bảo tính an toàn, phù hợp lứa tuổi, bảo đảm tính thẩm mỹ. Ảnh: Internet
Đồ chơi trẻ em phải đảm bảo tính thẩm mỹ và chắc chắn.
Khi lựa chọn đồ chơi trẻ em, phải kiểm tra sản phẩm có chắc chắn và các khớp nối an toàn hay không, bởi vì khi bé chơi, đồ chơi có thể rơi tách, làm bé ngã, rơi vào người bé. Sản phẩm phải đủ rắn, đủ cứng và bền để không bị gãy, hỏng khi trẻ cắn, nghịch, tránh việc bé ăn phải nhựa.
Liên quan đến cách chọn đồ chơi cho trẻ, chia sẻ trên VTV, bà  Đinh Thị Bích Thu, Chuyên viên Phòng Giáo dục TP Tuy Hòa, Phú Yên tư vấn: "Khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ cần chú ý các tiêu chí sau: Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ (không sắc nhọn, không chọn đồ chơi mang tính bạo lực…); Mang tính giáo dục, thẩm mỹ: Phù hợp với lứa tuổi của trẻ".
"Đồ chơi rất quan trọng với trẻ tuy nhiên nên dạy trẻ chơi một cách thông minh, không nên "bỏ rơi" trẻ trong đống đồ chơi. Nếu trẻ có quá nhiều đồ chơi, phụ huynh nên giúp trẻ chọn lựa và phân đồ chơi àm nhiều nhóm như nhóm phát triển sự khéo léo, nhóm phát triển trí não, nhóm phát triển ngôn ngữ… Có thể chia các nhóm đồ chơi theo từng ngày để trẻ có thời gian khám phá và phát triển trí tưởng tượng" - bà Bích Thu cho biết thêm.

Cách dạy con không cướp đồ chơi, không ăn vạ của Trang Hạ được nhiều mẹ tâm đắc

"Phải Cho thứ này thì mới Lấy được thứ kia chứ! Khóc không giải quyết được vấn đề gì cả!" là cách mà Trang Hạ dạy con khi muốn sở hữu món đồ chơi mình thích mà người khác đang dùng thay vì ăn vạ, ngồi khóc hay mách mẹ.
Trang Hạ vốn được xem là một người phụ nữ cá tính và hiện đại hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực. Trang Hạ là một nhà văn, một nhà báo, một nhà truyền thông, một dịch giả và đồng thời cũng là một người đàn bà sở hữu rất nhiều những phát ngôn gây tranh cãi.
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Trang Hạ đã chia sẻ cách dạy con thương lượng, không cướp đồ chơi, không ăn vạ khiến nhiều phụ huynh tâm đắc.
Nguyên văn bài viết của Trang Hạ như sau:
Hình ảnh Cách dạy con không cướp đồ chơi, không ăn vạ của Trang Hạ được nhiều mẹ tâm đắc số 1
"Phải Cho thứ này thì mới Lấy được thứ kia chứ! Khóc không giải quyết được vấn đề gì cả!" là cách mà Trang Hạ dạy con khi muốn sở hữu món đồ chơi mình thích mà người khác đang dùng thay vì ăn vạ, ngồi khóc hay mách mẹ. Ảnh: Internet
"Nhà có hai đứa chênh nhau chưa tới 2 tuổi, vậy là thằng anh và thằng em suốt ngày chí chóe. Khi em vừa ra đời, anh thấy em bú mẹ thì anh giằng em ra mà khóc. Khi em 1 tuổi thì anh lên 3, vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3 thì thôi rồi, đừng nói anh biết nhường nhịn em cái gì. Sự ích kỷ lúc đó là bản năng.
Anh lên 4 tuổi thì đã biết lập mưu để mách mẹ, tìm cách để chơi cái gì với em cũng giành phần thắng về mình, đồ chơi thì cái gì anh thích, anh giấu biệt. Bố mẹ thường xuyên phải làm quan tòa vì anh em tranh giành đồ chơi của nhau, đòi hỏi yêu sách, lườm nhau, giật đồ của nhau. Buổi sáng mẹ chở hai anh em đi học, nếu mẹ bế ai lên xe máy trước, là bé còn lại khóc! Sự ích kỷ bây giờ đã thành nhu cầu sở hữu.
Nhưng, bây giờ bé 4 tuổi mới là lúc đủ hiểu biết để mẹ có thể dạy bé cách không giành đồ chơi, không cướp, không tranh, không giằng co, không đánh, không ăn vạ. Mình dạy con thế này:
- Nếu anh muốn cướp đồ chơi của em: Tại sao lại phải cướp? Mẹ sẽ dạy con cách làm cho em ngoan ngoãn sung sướng dâng đồ chơi bằng hai tay cho con!
Nguyên tắc là phải Cho thứ này mới được Lấy thứ kia! Con tìm một thứ gì mà em thật thích, ví dụ một đồ chơi khác, một con thú khác, một món ăn ngon, một đồ chơi mới mẻ kiểu như cho cái xúc xắc vào cái cốc uống trà mà xóc, dạy em cách vẽ mới theo kiểu lấy bút màu tô chồng lên trên mặt người trên tờ báo v.v... Đảm bảo em sẽ vội vã đưa ngay đồ chơi cho con, để chạy theo thứ kia!
Trăm lần như một, bé anh và bé em vừa vui vừa sung sướng! Ai cũng có thứ đang thích!
- Nếu bạn cùng ngõ cướp mất chỗ ngồi trên ghế xích đu ở sân chơi mà con đang chơi vui: Không việc gì phải khóc, khóc không bao giờ giải quyết được vấn đề gì! Việc con cần làm là Cho bạn một thứ gì đó thật hay ho để lấy lại chỗ ngồi, chứ không phải tức tối đứng ì ra đấy, rồi về mách mẹ!
Con ra cầu trượt mà chơi, con ra bập bênh mà chơi, hãy tỏ ra đang chơi thật vui sướng, thật say sưa, chẳng thèm tranh với đứa khác làm gì. Hãy trượt cầu trượt thật vui, nghĩ ra trò mới như cho cái dép của mình đi cầu trượt, còn mình để sẵn một cái lá ở dưới chân cầu trượt. Mỗi lần cái dép lao xuống trúng vào cái lá, vậy là bé nhà mình kêu ầm lên vui sướng như một thành công hiển hách. Hoặc trượt thì xuýt xoa tiếc rẻ. Ngay lập tức thằng hàng xóm quen thói tranh cướp vội bỏ xích đu chạy ra hóng hớt, rồi đòi phi dép bằng được.
Mặc kệ nó! Việc của con bây giờ là, chổng mông lên ngồi xích đu! Hãy để những thằng kia luôn phải chạy theo, vậy có sướng không!
Kết quả bây giờ: Thằng anh đã đi học Tiểu học, mỗi khi dạy dỗ em trai, nó vẫn nói những câu của mẹ: "Phải Cho thứ này thì mới Lấy được thứ kia chứ! Khóc không giải quyết được vấn đề gì cả!"
Mình thực ra dạy các con cách thương lượng. Lớn lên, con sẽ phải thương lượng với rất nhiều người khác: Muốn đồ chơi, muốn được xem phim yêu thích, muốn được đi chơi như người ta, muốn được người ta giúp, muốn nhờ vả ai v.v...
7h tối gọi chồng về ăn cơm không được, nghĩa là bà vợ đã thất bại, vì không ai dạy cho bà vợ ấy nguyên tắc của thương lượng. Và bà vợ ngay giây phút nhấc máy lên gọi "Bao giờ anh về?" nghĩa là đã tự chấp nhận rằng mình thua trong một cuộc thương lượng. Tại sao lại phải về? Tại sao lại phải gọi? (Mình đã nói việc này vài lần trong những cuộc đi trò chuyện tại các công sở). 
Nhưng các con không hề biết, trong lúc chờ các con đủ 4 tuổi, mẹ phải chiến đấu với cả thế giới này. Những kẻ vô văn hóa luôn chơi với trẻ con theo kiểu này: Thấy trẻ con cầm gì thì lấy cái đấy của trẻ con. Rồi chờ trẻ mè nheo mới trả, bắt trẻ phải ạ thật to mới trả.
Mình ghét loại đàn ông đàn bà như thế, họ tưởng đang dạy trẻ một bài học về lòng thảo hiền, phải chia sẻ với người khác. Không đâu, đang dạy trẻ ích kỷ, đang dạy trẻ cướp giật thì có! Nó đi ngược lại nguyên tắc giáo dục của mình. Họ đang dạy trẻ rằng, có thể phi lý cướp đoạt, có thể cướp giật không cần lý do, có thể yêu sách bắt nạt kẻ bé hơn.
Mình thường trừng mắt với những người lớn hay đùa con cái mình bằng việc cướp những thứ trong tay chúng. Đấy là những kẻ đã to đùng mà còn chẳng học được cách nào chơi với trẻ con một cách văn minh".

Friday, 4 March 2016

Nam sinh hối hận vì đã sống không lành mạnh suốt nhiều năm

“Mình- một cựu sinh viên NEU, mới ra trường được gần một năm nhưng hiện nằm trong bệnh viện, sức khỏe vô cùng suy yếu” là lời chia sẻ của một nam sinh Kinh tế.
Câu chuyện của một cựu nam sinh trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ cho các em khóa sau về sự buông thả bản thân trong quá trình đi học đã nhận được nhiều sự cảm thông của những người từng đi học.
Tuy nhiên, bên cạnh đó là những lời khuyên các bạn sinh viên đừng lãng phí quá nhiều thời gian vào những việc không đâu mà hãy đứng lên hành động, đừng để đến khi ra trường rồi mới hối hận giống như cựu sinh viên này.
Hình ảnh Nam sinh hối hận vì đã sống không lành mạnh suốt nhiều năm số 1
Lời chia sẻ của nam sinh gây sốt mạng (Ảnh minh họa).

“Gửi các bạn sinh viên!
Mình muốn chia sẻ câu chuyện của mình như một lời nhắn gửi để các bạn biết cách giữ và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Mình- một cựu sinh viên NEU, mới ra trường được gần một năm nhưng hiện nằm trong bệnh viện, sức khỏe vô cùng suy yếu.
Nhớ về những năm tháng còn là sinh viên, mình cũng được đánh giá là một sinh viên năng động, trong trường có nhiều thành tích, hoạt động nào cũng góp mặt, ra trường bằng đỏ trong tay, phải nói là tương lai vô cùng sáng lạn.
Thế nhưng, chân vừa bước ra khỏi cổng trường chưa ráo thì đã cấp cứu ngay vô bệnh viện, mắc phải một căn bệnh mà có lẽ cả đời còn hệ lụy. Nghe tin dữ, gia đình và người yêu khóc ròng, ngày đêm cầu nguyện để mình qua khỏi.
Cũng may phước đức tổ tông nên mình qua cơn nguy hiểm nhưng đến giờ sức khỏe vẫn vật vờ, so với ngày trước chỉ còn được 30%.
Trái gió, trở trời hay chỉ cần làm việc mạnh một chút, hoặc là đi chơi về muộn quá 10 giờ là bản thân cảm thấy khó chịu ngay, tay chân bủn rủn, mệt mỏi vô cùng.
Nghĩ lại những tháng năm tuổi trẻ thấy hối hận và tiếc nuối, giờ chẳng thể có những trải nghiệm lý thú nữa dù mới 23 tuổi. Hơn cả là thương cha mẹ, già yếu mà ngày đêm lo nghĩ cho mình đến mất ăn mất ngủ, khóc sưng cả mắt.
Vậy nên các bạn ạ, nếu thương cha mẹ và bản thân thì tốt nhất hãy:
- Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, cố gắng hạn chế hàng quán và ăn các món chiên, xiên que vỉa hè. (Ngày trước, vì hoạt động nhiều nên mình rất hay ăn cơm bụi, và thường ăn trễ bữa, có khi bỏ bữa.
Đây cũng là một trong những lý do mắc bệnh lý về dạ dày. Mình đọc mấy bài về quán cơm bụi mà thấy sợ, đĩa cơm có 10-15.000 đồng nên đa phần là thực phẩm ôi được sơ chế và tẩy trắng).
- Không nên đi chơi đêm nhiều, khi trời lạnh nên mặc ấm, quàng khăn. Đừng nên tắm gội sau 10 giờ đêm vì rất dễ mắc các chứng bệnh về phổi và tim mạch.
(Trước, mình tham gia chương trình tình nguyện nên thường sau 11giờ đêm mới về, ngủ nền gạch lạnh và cũng thường tắm đêm. Giờ nghe bác sĩ nói về những tác hại mà cảm thấy ngày xưa đã quá bỏ bê bản thân).

- Đừng ôm điện thoại khi ngủ, ôm lap đến nửa đêm để hoàn thành deadline hoặc nghiền phim, rồi sáng hôm sau đánh một giấc đến tận trưa hay chiều.
Đây là những việc dẫn đến viêm màng não, rối loạn thần kinh hoặc viêm gan. (Viêm gan có thể dẫn đến viêm gan B biểu hiện mặt mọc mụn nhiều, da tái, kém ăn, giảm cân; rối loạn thần kinh biểu hiện chứng mất trí ngăn hạn, nhớ trước quên sau).
- Đừng đọc Ebook hay truyện ngôn tình trên điện thoại hoặc máy tính khi đã tắt đèn, đừng online 24/7… rất dễ mắc các chứng bệnh về mắt như loạn thị, giãn võng mạc, đục thủy tinh thể ... Hãy yêu đôi mắt các bạn nhé!
- Khi cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, chán ăn, hoặc ăn nhiều mà cân vẫn tụt đều thì nên đi bệnh viện khám ngay và luôn nhé.
Cuộc sống nhanh, vô tình khiến chúng ta suy yếu rất nhiều về khả năng đề kháng và những thói quen sinh viên không lành mạnh cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý. Vậy nên hãy cẩn thận!
Chúng ta thường ngưỡng mộ những thứ xung quanh, cảnh đẹp hay xu thế mới, đuổi theo những trào lưu và những tư tưởng, trải nghiệm thực tế, nhưng lại bỏ qua bản thân.
Chúng ta đã quên một điều, khi chúng ta khỏe, chúng ta có hàng trăm điều ước nhưng khi không có sức khỏe, chúng ta chỉ có duy nhất một điều ước là có sức khỏe.
Hãy là một sinh viên sáng suốt.
Học hành tử tế.
Ăn chơi đoàng hoàng.
Sức khỏe dẻo dai.
Và hãy đừng như mình!”.
Ngay sau khi đăng tải, dòng status này cũng đã lập tức nhận được rất nhiều sự quan tâm, bàn luận của cộng đồng mạng. Nhiều người cho biết mình cũng từng rơi vào trường hợp tương tự như nam sinh viên kia và cũng cảm thấy hối hận khi đã ra trường.
"Thời sinh viên hầu như ai cũng như vậy á, mình cũng từng như vậy và giờ đây sức khỏe cũng yếu trầm trọng rồi", là bình luận của facebooker Thanh Tâm.
"Hãy tỉnh táo lại nhé các bạn, đọc bài này thấy thấm quá" là những chia sẻ của rất nhiều cư dân mạng.

Giới trẻ liều chết chụp ảnh độc, lạ vì thích chơi trội?

Bất chấp tử thần, một số bạn trẻ đứng vắt vẻo ở mỏm đá, hoặc lao xuống ngã tư đường khi đèn giao thông vừa chuyển sang màu đó để tạo dáng với mục đích là có được những bức ảnh độc, lạ để đời. Theo chuyên gia, tất cả những hành động này đều xuất phát từ việc thích chơi trội.
Mới đây nhất là bức ảnh ghi lại cảnh cô dâu chú rể tạo dáng tại vạch dừng đèn đỏ ngã tư Hàng Bài - Hàng Khay, Hoàn Kiếm, HN gây bão trên mạng xã hội với nhiều ý kiến phản đối việc làm liều lĩnh của đôi bạn trẻ, thậm chí có người gọi đó là "hành động điên rồ".
Không chỉ chụp ảnh cưới, để có những bức ảnh ghi dấu ấn của một chuyến đi "khác người", một số bạn trẻ cũng sẵn sàng tạo dáng ở mỏm núi, thác nước mà "thần chết" luôn rình rập. Phải chăng việc chấp nhận mạo hiểm để có những bức ảnh độc đang trở thành một trào lưu của một bộ phận giới trẻ?
Hình ảnh Giới trẻ liều chết chụp ảnh độc, lạ vì thích chơi trội? số 1
Bức ảnh được chia sẻ, gây "bão" mạng.
Lý giải điều này, bà Vũ Thị Thu Hương, giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, hành động trên xuất phát từ việc thích chơi trội, thích có những bức ảnh độc. Đồng thời, do kém hiểu biết về pháp luật, cũng như ý thức tham gia giao thông kém, những bạn trẻ này đã có những việc làm thật sự không đẹp và còn gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Cũng theo bà Hương, nguồn gốc sâu xa của hành động mạo hiểm này xuất phát từ việc giới trẻ ngày nay có quá ít sân chơi, ít các thú vui tao nhã và lành mạnh.

"Thể thao là thứ xa lạ với giới trẻ Việt, nhiều bạn ngầm mặc định thể thao là công việc của các vận động viên. Các công tác xã hội cũng là thứ dành cho một số tình nguyện viên. Các bạn trẻ cũng ít người xác định được lý tưởng sống, được đam mê của riêng mình. Vì thế, họ đua theo nhau những trò chơi vô bổ, mạo hiểm nhưng cũng không có nhiều giá trị về văn hóa và nghệ thuật", bà Hương nói.
Để hạn chế hành động này xảy ra cũng những như hậu quả đáng tiếc có thể ập đến, theo bà Hương cần phải xử nghiêm nếu vi phạm pháp luật, ví như việc chụp ảnh ở ngã tư hoặc những điểm du lịch cấm chụp ảnh. Tuy nhiên, tránh sử dụng những can thiệp thô bạo. 
"Thay vì can thiệp thô bạo, chúng ta có thể dùng các biện pháp khác nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đó là tăng cường giáo dục giá trị sống và hướng cũng như yêu cầu bắt buộc thanh niên có nhưng  hành động đẹp đóng góp cho đất nước. Nếu lý tưởng sống đã được xác định, các bạn trẻ sẽ tự động giảm bớt cho đến chấm dứt các hành động này", bà Hương phân tích. 

 
 
Blogger Templates